Nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu nhà ở rất lớn nên khiến mặt bằng giá căn hộ tại TP.HCM tăng trưởng đều đặn suốt thời gian vừa qua, nhất là ở thị trường khu Tây.
Đầu năm 2022,, nhiều chuyên gia nhận định lượng sản phẩm vẫn rất hạn chế và thiên về cao cấp sẽ khó có thể "hạ nhiệt" nhu cầu nhà ở của người dân, nhất là tại khu Tây TP.HCM. Mặc dù nguồn cung căn hộ TP.HCM được dự báo có sự cải thiện nhờ có thêm loạt dự án sẽ được mở bán.
Trong quý 1/2022, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc bán hàng, cũng như tung ra thị trường một loạt các dự án lớn, điển hình như Celesta Heights, Moonlight Centre Poin, Mizuki Park, Picity High Park, Akari City, Green Town…
Phần lớn nguồn cung căn hộ đang tập trung về khu vực TP. Thủ Đức và khu Nam Sài Gòn với loại hình chiếm đa số là các căn hộ hạng A. Khu Tây vẫn khan hiếm nguồn cung và thiếu hụt dự án dành cho người mua ở thực.
Là cửa ngõ giao thương từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây. Hoạt động kinh doanh nhộn nhịp như khu vực Chợ Lớn, Tên Lửa, chợ đầu mối Bình Điền, nên nhu cầu tìm mua căn hộ tại khu Tây luôn rất cao nhưng nguồn cung lại khan hiếm.
Theo DKRA Việt Nam, năm 2021 khu Tây chỉ đón nhận nguồn cung từ ba dự án căn hộ với nguồn cung chỉ chiếm 17% so với 25% của khu Nam và 58% của khu Đông.
Theo nhận định từ chuyên gia CBRE Việt Nam, phải mất 2 năm tới, nguồn cung căn hộ TP.HCM mới hồi phục và cải thiện như thời điểm cao trào giao dịch. TP.HCM kỳ vọng chào đón gần 22.000 căn hộ trong năm 2022 nhưng hơn 70% nguồn cung này sẽ tập trung vào khu Đông và khu Bắc, khu Tây sẽ vẫn khan hiếm dự án mới triển khai.
Nhìn nhận về tiềm năng nhà ở của thị trường khu Tây, ông Đinh Hoàng Thắng, chuyên gia của Batdongsan.com.vn cho biết. Đây là khu vực phát triển lâu đời, mật độ dân cư dày đặc, quy tụ đông đảo cộng đồng cư dân.
Chỉ riêng quận Bình Tân, hiện là một trong những quận đông dân nhất của thành phố với khoảng 800.000 dân, mỗi năm có thêm 28.000 đến 35.000 dân. Điều đó cho thấy nhu cầu mua nhà, thuê nhà ở thực rất lớn.
Tuy giao dịch ít sôi động so với các khu khác nhưng mức độ tăng giá BĐS khu Tây ở ngưỡng trung bình từ 15-20%/ năm và thanh khoản rất tốt. Các dự án đã bàn giao đều ghi nhận tỷ lệ sáng đèn cao.
Hệ thống hạ tầng của khu Tây tuy không quá hiện đại nhưng vẫn kết nối tốt với các khu vực xung quanh qua các trục chính như quốc lộ 1A, đại lộ Võ Văn Kiệt, An Dương Vương, Hồng Bàng, Hậu Giang, cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Nguyễn Văn Linh…
Sắp tới đây, bức tranh hạ tầng của khu Tây sẽ hoàn chỉnh hơn khi một loạt dự án trọng điểm được triển khai như Vành đai 2, quốc lộ 50, cầu Bình Tiên, đường trên cao từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao Trường Chinh - Cộng Hòa, tuyến Metro 3A …
Như vậy, từ khu Tây sẽ dễ dàng kết nối theo cả hai hướng xuyên tâm thành phố từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam.
"Bên cạnh đó, giá BĐS khu vực này dù vẫn tăng qua các năm nhưng ít bị làm ảo và giữ được ổn định hơn khu Đông khi vẫn có thể tìm được căn hộ với giá khoảng 40-50 triệu đồng/m2, thậm chí thấp hơn còn khu Đông giờ gần như khó kiếm dự án dưới 55 triệu đồng/m2.
Trong bối cảnh giá BĐS khu Đông và khu Nam đang tăng chóng mặt, khu Tây đang là lựa chọn được người mua nhà lưu tâm nhờ vẫn tồn tại các dự án giá “mềm” và giàu tiềm năng phát triển trong dài hạn”, ông Thắng cho hay.
Theo batdongsan
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.
Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.