Dự án tuyến đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu là dự án trọng điểm quốc gia. Tuyến sẽ kết nối trực tiếp với các cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Hơn nữa, tuyến cao tốc này sẽ giúp giảm tải cho quốc lộ 51. Hiện con đường huyết mạch nối Vũng Tàu, TP HCM và Đồng Nai đã quá tải. Trong tương lai, khi hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải tăng công suất và cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành thì tình trạng quá tải trên quốc lộ này sẽ trầm trọng hơn.
Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tình trạng kẹt xe trên Quốc lộ 51 thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng nhiều. Thực trạng này gây ra khó khăn cho việc phát triển kinh tế. Nhất là trong việc thu hút hàng hóa vào cảng Cái Mép – Thị Vải.
Hình ảnh kẹt xe trên quốc lộ 51
Không chỉ riêng ngành công nghiệp phải chịu ảnh hưởng do việc tắc nghẽn giao thông. Du lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng phần nào bị ảnh hưởng. Các khách du lịch từ TP. HCM và các tỉnh khác đến Vũng Tàu chủ yếu thông qua Quốc lộ 51. Việc xảy ra tình trạng kẹt xe liên tục khiến lượng du khách đến với Vũng Tàu giảm đi đáng kể, do tâm lý ngại chờ đợi vì bị kẹt xe của nhiều người.
Chính vì các vấn đề này, việc xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được cho là giải pháp hoàn hảo được nhiều người mong đợi để giải quyết vấn đề quá tải trên tuyến Quốc lộ 51.
Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (ký hiệu toàn tuyến là CT 13[1]) là dự án đường cao tốc tại miền Đông Nam Bộ Việt Nam. Với tổng chiều dài 77.6 km, đường cao tốc này dài khi hoàn thành dự kiến sẽ nối Đồng Nai với Bà Rịa – Vũng Tàu. Là 1 trong 5 Dự Án Đường Cao Tốc Kết Nối Sân Bay Long Thành và Cảng Biển Cái Mép- Thị Vải.
Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được thiết kế với quy mô đường cao tốc loại A. Tốc độ thiết kế 100 – 200 km/h với 6 làn xe, với mức chi phí xây dựng giai đoạn I ước tính 19000 tỷ đồng.
Năm 2010, Bộ Giao thông vận tải được Chính phủ giao quyền phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Đường Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
Bộ GT - VT chia dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu làm 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 từ TP Biên Hòa – Đồng Nai đến Thị xã Phú Mũ – Bà Rịa Vũng Tàu dài là 46,8km. Đoạn qua tỉnh Đồng Nai là 34,2km và chạy qua BRVT là 12,6km. Điểm đầu dự án giao với tuyến tránh QL 1 qua TP Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5km về phía Bắc. Điểm cuối kết nối giao với đường vành đai TP.Bà Rịa (QL 56) – nhánh vào cảng Cái Mép – Thị Vải.
+ Giai đoạn 2 có chiều dài 31km từ Thị xã Phú Mỹ đến TP.Vũng Tàu.
Ở giai đoạn 1 xây dựng với đoạn đường dài hơn 46,8 km, mức tổng vốn đầu tư là hơn 19.000 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và vốn huy động (hơn 12.000 tỷ đồng). Theo tính toán sơ bộ, tổng diện tích đất để xây cao tốc khoảng 588,5 ha. Trong đó chi phí xây dựng, thiết bị hơn 9.100 tỷ đồng. Bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư hơn 5.900 tỷ đồng.
Quy mô cao tốc sẽ phân kỳ bốn đoạn, trong đó đoạn Biên Hòa – Long Thành có quy mô 4 làn xe. Các đoạn Long Thành – Tân Hiệp, Tân Hiệp – Phú Mỹ cùng có quy mô 6 làn xe, đoạn Phú Mỹ – nút giao quốc lộ 56 có 4 làn. Trên toàn tuyến có 7 nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy, 4 cầu vượt đường ngang và 19 cây cầu đường ngang vượt cao tốc.
Dự án Cao Tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi hoàn thiện dự kiến mang đến nhiều giá trị. Làm thúc đẩy mạnh kinh tế của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt là khi kết hợp cùng sân bay Quốc tế Long Thành và cảng biển Cái Mép-Thị vải.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết. Khi hoàn thành, dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51, tạo liên kết nhanh về mạng lưới giao thông của các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai với TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tuyến đường này còn kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành; đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải; sân bay Long Thành… Góp phần hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc Việt Nam trong những năm tới đây.
Hạ tầng đi tới đâu thì nhà ở xuất hiện tới đó, do vậy, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ.
Xu hướng dịch chuyển nhà ở ra khỏi trung tâm tại các tỉnh thành lớn, hình thành các khu đô thị vệ tinh đang rộ lên trong thời gian qua.
Do đó thị trường BĐS tại BRVT tại khu vực xung quanh tuyến cao tốc đi qua này sẽ ngày một nóng lên thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó BRVT khá gần TP.HCM, lại sở hữu lợi thế về các KCN lớn trong khi mặt bằng giá tại khu vực BRVT còn đang khá “mềm” so với Bình Dương, Đồng Nai (khu Đông Sài Gòn).
Chính vì vậy với tầm nhìn dài hạn BĐS tại BRVT sẽ còn phát triển mạnh và mang đến mức lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.
Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.