Lâu nay, giao thông từ Bà Rịa - Vũng Tàu về Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu đều thông qua con đường huyết mạch là Quốc lộ 51.
Do đó từ lâu, Quốc lộ 51 đã quá tải, một số đoạn tuyến thường xuyên ùn tắc (82.376 PCU (xe con quy đổi)/ngày đêm, đạt khoảng 94% công suất) và thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Dự báo đến năm 2026, khi tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, sân bay Long Thành hoàn thành. Tổng nhu cầu vận tải trên hành lang TP.HCM - Vũng Tàu tại đoạn nối 2 cao tốc Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành khoảng 136.285 PCU/ngày đêm. Tạo áp lực rất lớn tới hệ thống giao thông trong khu vực.
Vì thế giảm áp lực cho Quốc lộ 51, tăng cường thông thương cho Bà Rịa - Vũng Tàu. Cách riêng gia tăng kết nối cho cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải đang là điều hết sức cấp thiết.
Các giải pháp đang được tiến hành:
- Xây dựng cầu Phước An để nối đường Liên cảng vô cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu,
- Triển khai đường Vành đai 4,
- Và đặc biệt xây dựng đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.
Ngày 23/11, Cục Đường sắt VN trình Bộ Giao thông Vận tải kêu gọi đầu tư nước ngoài vào hai dự án kết nối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép - Thị Vải (Vũng Tàu).
Dự án Đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu dài 84 km từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu. Khổ 1.435 mm, đi song song quốc lộ 51, vốn đầu tư khoảng 56.800 tỷ đồng, đang được Cục Đường Sắt kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT.
Như một mạch máu bị nghẽn đã, giao thông kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu, cách riêng cảng Cái Mép - Thị Vải của Phú Mỹ đang là điều hết sức bức thiết.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.
Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.