Sáng 18/4/2025, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TP. HCM đã thống nhất chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Đây là tuyến giao thông liên vùng quan trọng của khu vực phía Nam.
Theo tờ trình, tuyến Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 159,31km, đi qua địa phận 5 tỉnh, thành. Bao gồm Bà Rịa - Vũng Tàu (18,23km), Đồng Nai (46,08km), Bình Dương (47,95km), TP. HCM (16,7km) và Long An (78,3km).
Riêng đoạn qua tỉnh Bình Dương sẽ được triển khai độc lập theo nghị quyết đã được HĐND tỉnh này thông qua.
Dự án được quy hoạch với mặt cắt ngang rộng 74,5m, gồm 8 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên. Các địa phương sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn để tiết kiệm chi phí và rút ngắn tiến độ.
Sơ đồ tuyến Vành đai 4 TP. HCM.
Tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1 (không bao gồm đoạn qua Bình Dương) ước tính khoảng 120.412,55 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương dự kiến hơn 29.576 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 40.000 tỷ đồng. Và phần vốn kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP - hợp đồng BOT) khoảng 50.632 tỷ đồng.
Với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 120.000 tỷ, dự án Vành đai 4 TP. HCM là dự án đầu tư tuyến đường bộ lớn nhất tại khu vực Đông Nam Bộ từ trước đến nay.
UBND TP. HCM cho biết, nếu triển khai theo hình thức đầu tư công, ngân sách Nhà nước cần bố trí tới 114.298,81 tỷ đồng chỉ riêng cho phần tuyến qua địa bàn TP. HCM với quy mô phân kỳ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách Trung ương đang phải tập trung cho các dự án đường bộ cao tốc quốc gia trọng điểm giai đoạn 2021-2025, cùng nhiều dự án nhóm A khác dự kiến triển khai sau năm 2026, phương án PPP được đánh giá là phù hợp hơn.
Hình thức đầu tư PPP không chỉ giúp giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước, mà còn tạo điều kiện huy động nguồn lực xã hội tham gia từ giai đoạn xây dựng, qua đó tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì và quản lý sau này.
Bối cảnh dự án Vành đai 4 TP. HCM
Việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm triển khai các dự án hạ tầng lớn cũng được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả và tiến độ thực hiện.
Bên cạnh đó, dự án còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước khẳng định năng lực, đổi mới công nghệ, phát triển quy mô vốn và trình độ quản trị. Từng bước vươn lên làm chủ các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia.
Dự án Vành đai 4 sẽ do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Sau khi được phê duyệt, các địa phương liên quan sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch và ổn định đời sống người dân bị thu hồi đất.
Trong đó, cần ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các khu vực có nền đất yếu, khu vực dân cư đông đúc, khu vực xây dựng tái định cư, đổ vật liệu thừa và các mỏ vật liệu - những điểm có thể ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.
TP. HCM dự kiến, sau khi được Quốc hội thông qua, công tác lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện trong năm 2026. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư sẽ bắt đầu từ năm 2025 và hoàn thành trong năm 2027. Các dự án thành phần qua địa phương sẽ khởi công từ năm 2026 và toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2029.
Ngự trị ngay tại vị trí đắc địa, Đô thị du lịch quốc tế Gold Coast Vũng Tàu cùng phân khu Limassol mới ra mắt sẵn sàng đón nhận sức bật mạnh mẽ từ giai đoạn tăng tốc phát triển hạ tầng với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, từ cao tốc, vành đai đến sân bay, cảng biển.
Khởi công tuyến đường dài hơn 16 km, tổng vốn đầu tư 13.900 tỷ đồng. Kết nối điểm cuối dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến thành phố Vũng Tàu.
Tuyến Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 159,31km. Qua địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu (18,23km), Đồng Nai (46,08km), Bình Dương (47,95km), TP. HCM (16,7km) và Long An (78,3km).