TP.HCM dự định phát triển từ tuyến phà biển TP.HCM - Vũng Tàu và kết nối thêm với tỉnh Tiền Giang, tạo thành một tuyến đường sông hấp dẫn.
Theo Sở GTVT TP.HCM, tuyến vận tải TP.HCM đến Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) sẽ được nối với tuyến phà biển Cần Giờ.
Tuyến có chiều dài khoảng 12 km. Tuyến bắt đầu từ xã Long Hòa huyện Cần Giờ đến thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và ngược lại.
Sở GTVT TP.HCM cho biết đây là một trong những nhiệm vụ cần triển khai trong Dự thảo kế hoạch phát triển vận tải hành khách, du lịch đường thủy trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023-2025 của Sở GTVT TP.HCM.
Sẽ có tuyến phà biển kết nối từ Tiền Giang - TP.HCM - Vũng Tàu
Tuyến TP.HCM - Tiền Giang sẽ là tuyến vừa phục vụ vận tải hành khách, phương tiện cơ giới lưu thông giữa hai địa phương và kết hợp du lịch đường thủy.
Để thu hút các nhà đầu tư tham gia tuyến, tăng cường kết nối với phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu, TP.HCM dự kiến xây dựng mới hai bến của tuyến TP.HCM - Tiền Giang. Ước tính, tổng mức đầu tư khoảng 114 tỉ đồng - đây là một trong những bước để tạo sự đột phá cho giao thông thủy.
Theo đó, TP dự kiến sẽ đầu tư cầu dẫn lựa triều, phao nổi bằng thép, kết nối vào bờ. Sau khi hoàn thành, bến này có khả năng tiếp nhận phà chở trên 250 hành khách, 100 xe máy và 15 xe ô tô/xe tải. Dự kiến hạng mục này sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2024.
Trước đó, Sở GTVT TP đã báo cáo UBND TP.HCM về phương án đầu tư, khai thác tuyến vận tải hành khách, hàng hóa theo tuyến cố định bằng phà biển từ huyện Cần Giờ, TP.HCM đi Vàm Láng huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và ngược lại. Sau đó, hai địa phương cũng đã tổ chức các buổi khảo sát trên tuyến đường thủy này.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.
Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.