ĐÔNG TĂNG LONG

ĐÔNG TĂNG LONG

Đông Tăng Long có quy mô 160 hecta là khu đô thị nằm giữa trung trâm thành phố sáng tạo công nghệ cao. Kết nối thuận tiện tới vùng khác qua các tuyến đường: Nguyễn Duy Trinh; Lã Xuân Oai; Liên Phường và Vành Đai 3.

EATON PARK GAMUDA LAND

EATON PARK GAMUDA LAND

Dự án Eaton Park tọa lạc ngay mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ, p. An Phú, Tp Thủ Đức có quy mô lên đến hơn 3,76ha. Eaton Park có 6 Block cao từ 29 tới 39 tầng & 2.000 căn hộ 5 sao cùng hàng loạt tiện ích cao cấp khác.

Vũng Tàu Centre Point

Vũng Tàu Centre Point

Căn hộ Vũng Tàu Centre Point - Khu căn hộ chung cư thương mại cao cấp do DIC làm chủ đầu tư. Kết hợp khu dịch vụ, vui chơi, giải trí phục vụ cho cư dân nội khu và thành phố Vũng Tàu

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn

TS. Cấn Văn Lực cho rằng thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, khoảng 30-50% vướng mắc đã được tháo gỡ. Thị trường bất động sản đang dần phục hồi từ tháng 5/2023 đến nay, quý II tốt hơn quý I.

 

Đông Tăng Long

Dự án Đông Tăng Long sắp ra mắt giai đoạn mới trong quý 3 2023

Tại Hội nghị đánh giá tình hình, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản diễn ra vào chiều ngày 3/8, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia đưa ra đánh giá. Theo ông đây là hội nghị rất quan trọng, vừa nhằm đánh giá tổng thể lại thị trường bất động sản và việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường bất động sản, xây dựng, đất đai và vốn, trong đó có Nghị quyết 33 nêu trên. Đồng thời, Hội nghị có thể tạo cú huých mới cho thị trường BĐS phục hồi nhanh hơn, an toàn và bền vững hơn trong thời gian tới. 

"Có thể nói thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất (về tài chính, nhất là trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đáo hạn, về giao dịch bất động sản, về tháo gỡ các vướng mắc chính đối với các dự án bất động sản). Thị trường đang dần phục hồi từ tháng 5/2023 đến nay; quý II tốt hơn quý I (tăng 7 điểm % về lượng giao dịch bất động sản nhà ở); các khu công nghiệp có tỉ lệ lấp đầy hiện nay khoảng 76%. Theo đánh giá của nhà đầu tư, giá cổ phiếu bất động sản tăng 18% và giá cổ phiếu DN xây dựng tăng 39%...", ông Lực nhận định. 

Theo ông Lực nếu cần lượng hóa, có thể hình dung đâu đó khoảng 30-50% khó khăn, vướng mắc chính, số dự án bất động sản vướng mắc về pháp lý, thủ tục đã được tháo gỡ, tùy vào mỗi địa phương. 

Tuy nhiên, sự phục hồi còn chậm, nhiều khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời (gồm cả khâu định giá đất, tính tiền thuê đất…). Và sức cầu yếu (nhất là vay để mua nhà, sửa nhà, bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng…), phát hành TPDN còn khó khăn (do niềm tin, cầu đầu tư theo hướng an toàn hơn…).

Cấn Văn Lực

Tại Hội nghị, TS. Cấn Văn Lực đưa ra các vướng mắc và kiến nghị.  
Thứ nhất, các bộ ban ngành, địa phương, DN thực hiện thật nghiêm túc, tốt các cơ chế, chính sách đã ban hành. Nhất là các chính sách tài khóa (với tổng giá trị hỗ trợ DN, người dân khoảng 200.000 tỷ đồng, tương ứng NSNN giảm thu khoảng 65.000 tỷ đồng). Chính sách tiền tệ về giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ,…. Cùng các nghị định, thông tư liên quan đến thị trường bất động sản, lĩnh vực xây dựng và đất đai đã ban hành). 

Hai là, đối với các dự án, vấn đề tồn đọng lâu nay, cần bóc tách từng vấn đề để giải quyết, không để tồn đọng cả cụm vấn đề (như đầu tư công đã cho phép tách riêng gói giải phóng mặt bằng…). 

Ba là, đối với vấn đề định giá đất, tiền thuê đất, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành sửa đổi Nghị định 44 (2014), Thông tư 36/2014/TNMT để các địa phương quyết liệt triển khai thực hiện. Cũng là cách giải phóng nhiều dự án bất động sản nhà ở đang chờ bán. 

Bốn là, về nguồn vốn:

   (i) về tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất như chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, NHNN. Kiên định không hạ chuẩn tín dụng mà có thể xem xét linh hoạt hơn điều kiện tín dụng (thí dụ, về tài sản bảo đảm…). Cân nhắc về thời điểm, lộ trình áp dụng một số điều khoản về hạn chế cho vay cho phù hợp hơn.

    (ii) về TPDN: kiến nghị các bộ, ngành liên quan sớm giải quyết dứt điểm các vụ việc thời gian qua nhằm củng cố lại niềm tin. Sớm có phương án triển khai tiếp Nghị định 65/2022/NĐ-CP khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP hết hiệu lực cuối năm 2023. Sớm khuyến khích phát hành TPDN ra công chúng bằng việc đơn giản hóa, rút ngắn thủ tục, thời gian phê duyệt.

    (iii) nên thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, vốn NSNN làm vốn mồi, lãi suất cho vay đầu tư, mua nhà ở xã hội bằng khoảng 50% lãi suất thị trường, như Singapore và Hàn Quốc đã làm. 

Năm là, về nguồn cung, xin bổ sung 2 giải pháp quan trọng: Đẩy nhanh việc tháo gỡ pháp lý (vai trò của địa phương rất quan trọng, cùng với sự vào cuộc của các Tổ công tác). Cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội (như đã từng làm giai đoạn 2013-2016)… 

Ngoài ra, bản thân DN cũng cần quyết liệt tái cơ cấu cả hoạt động và sản phẩm, dự án cụ thể, thực hiện đúng các cam kết về TPDN đáo hạn. Và giao hàng nhà ở, thiện chí hợp tác với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư về vay vốn, phát hành TPDN, cơ cấu lại nợ, phương án kinh doanh khả thi..., mới có thể đồng hành giải quyết khó khăn được.

 

Tin tức & Sự kiện

Bật mí cao tốc giúp người Sài Gòn đi tắm biển Vũng Tàu chỉ mất 70 phút

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.

Xem thêm

Phân biệt sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng?

Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.

Xem thêm

Copyright NguonDiaOc.Net © 2019 All Rights Reserved   |   Design by SubiWeb.com

Tư vấn miễn phí (24/7) 0908 33 6079