Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bước chuẩn bị dự án) để triển khai nghiên cứu xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cầu Thủ Thiêm 4 là công trình trọng điểm, ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2025
Theo đó, trong quý 4-2022 sẽ lựa chọn các nhà thầu gói thầu lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu tư vấn khảo sát hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, gói thầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Gói thầu thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu trong quý 2-2023.
Cầu Thủ Thiêm 4 là cầu vượt sông Sài Gòn, có điểm đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh (khoảng 200m về phía giao lộ trục đường Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Thị Thập). Điểm cuối dự án giao giữa đường trục Bắc Nam với tuyến R4 thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cầu có quy mô 6 làn xe nhằm giải tỏa áp lực giao thông từ phía quận Bình Thạnh, TP Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị mới Nam TP. Tổng vốn đầu tư để xây cầu ước tính khoảng 5.300 tỉ đồng.
Ngoài các dự án đang thi công và đang triển khai đầu tư, TP.HCM có 8 dự án giao thông trọng điểm được ưu tiên khởi công mới ở giai đoạn từ 2022 - 2025 khi bố trí đủ vốn. Đó là các dự án cầu Thủ Thiêm 4, cầu Cần Giờ, cầu Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên.
4 dự án tiếp theo gồm: 3 dự án khép kín đường vành đai 2 (đoạn 1: từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội; đoạn 2: từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng; và đoạn 4: từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh); đường vành đai 4 TP.HCM (đoạn từ cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai).
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.
Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.