Việc sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là một bước ngoặt quan trọng về địa giới hành chính. Hơn nữa còn mở ra một thời kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản.
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu giúp quỹ đất mở rộng, phát triển đô thị vệ tinh và thúc đẩy chiến lược giãn dân
Từ ngày 1/7/2025, TP.HCM chính thức vận hành chính quyền hai cấp. Hợp nhất không gian phát triển của TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển đô thị của Việt Nam, mở ra cơ hội hình thành siêu đô thị hiện đại, đáng sống - trung tâm tài chính, sản xuất, logistics và đổi mới sáng tạo tầm khu vực và thế giới.
Sau sáp nhập, thị trường bất động sản TP.HCM đang chứng kiến hàng loạt dự án quy mô lớn ra hàng với các đợt mở bán rầm rộ. Thị trường ghi nhận làn sóng giao dịch sôi động và thanh khoản tăng mạnh ở nhiều dự án.
Điển hình, dự án La Pura thuộc phường Bình Hoà đã ghi nhận thanh khoản ấn tượng chỉ sau 2 tháng ra mắt khi 95% tổng quỹ hàng của phân khu Zenia đã được giao dịch thành công.
Hay dự án The Felix ghi nhận lượng giao dịch tốt trong đợt mở bán đầu tiên. Tương tự, dự án K-Home cũng ghi nhận hàng trăm giao dịch thành công trong đợt mở bán gần đây.
Thị trường ghi nhận làn sóng giao dịch sôi động và thanh khoản tăng mạnh ở nhiều dự án.
Bên cạnh làn sóng giao dịch sôi động, thông tin sáp nhập cũng tác động tích cực đến toàn thị trường TP.HCM. Tình trạng khan hiếm nguồn cung dự án chung cư TP.HCM mở bán mới kéo dài nhiều năm qua đã và đang được giải quyết bằng sự bổ sung nguồn hàng mới từ các dự án vốn thuộc tỉnh Bình Dương trước đây.
Sự đa dạng nguồn cung đến từ quá trình sáp nhập tiếp tục khẳng định tính chất năng động, linh hoạt của TP.HCM – thị trường bất động sản sôi động bậc nhất cả nước. Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu giúp quỹ đất mở rộng. Và phát triển đô thị vệ tinh và thúc đẩy chiến lược giãn dân, hình thành những khu đô thị mới, các dự án bất động sản mới hiện đại, đồng bộ.
Trung tâm hành chính Bình Dương (cũ)
Theo dữ liệu trực tuyến của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm chung cư khu vực phía Nam trong tháng 5/2025 có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể, mức độ quan tâm chung cư tại TP.HCM tăng 19% so với tháng trước, các khu vực ngoài TP.HCM cũng tăng 9%.
Đặc biệt, có tới 72% lượng tìm kiếm chung cư miền Nam đến TP.HCM, tiếp đến Hà Nội 6%, Nam Định 4% và Bình Dương 3%. Nguồn cung mới đến từ quá trình sáp nhập tỉnh thành sẽ mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người mua ở thực và các nhà đầu tư.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, sau sáp nhập, những lợi thế riêng biệt của từng địa phương được tích hợp lại, bổ trợ và bù đắp cho nhau. Từ đó triệt tiêu các điểm yếu và cộng hưởng các thế mạnh.
Sự hợp nhất này tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về nhiều mặt, hình thành những lợi thế cạnh tranh hoàn toàn mới, không chỉ kế thừa mà còn vượt trội hơn trước. Những điểm mạnh từ mỗi địa phương khi được kết nối và hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo thành lực đẩy mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, việc sáp nhập sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển hạ tầng, không chỉ để kết nối các địa phương, mà còn để tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài. Đây chính là cơ hội lớn để xây dựng một vùng phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững hơn trong tương lai.
Trong bối cảnh việc sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, điều này không chỉ là một điều chỉnh địa giới hành chính, tạo nên một không gian phát triển mở rộng. Và hơn hết là một bước ngoặt chiến lược, mở ra một chu kỳ tăng trưởng mới với quy mô và tiềm năng vượt trội cho thị trường bất động sản toàn vùng Đông Nam Bộ.
Đây sẽ là vùng đô thị – công nghiệp – dịch vụ lớn nhất cả nước với diện tích hơn 23.500km². Và dân số gần 14 triệu người, dự báo tăng lên hơn 21 triệu vào năm 2030. Sự hợp nhất này giúp tích hợp, bù đắp và cộng hưởng các lợi thế đặc thù của từng địa phương. Từ đó hình thành nên một hệ sinh thái kinh tế - xã hội liên kết chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra lợi thế cạnh tranh hoàn toàn mới.
Tp Vũng Tàu (cũ)
Ở đâu có hạ tầng và cực tăng trưởng được đầu tư bài bản, bất động sản ở đó sẽ có dư địa phát triển mạnh - TS. Nguyễn Văn Đính
"TP.HCM là trung tâm tài chính – dịch vụ cấp vùng với hệ thống cảng biển, logistics phát triển, cùng nguồn nhân lực chất lượng cao và nền tảng dịch vụ mạnh. Bình Dương là thủ phủ công nghiệp phía Nam, song đang thiếu hụt dịch vụ tài chính – hậu cần và lao động trình độ cao. Khi được kết nối hiệu quả, mỗi địa phương có thể tận dụng ưu thế của nhau thay vì hoạt động đơn lẻ. Chẳng hạn, Bình Dương có thể tận dụng ngay các lợi thế từ TP.HCM thay vì phải "thuê" hay phụ thuộc như trước. Ngược lại, TP.HCM cũng có thể mở rộng không gian phát triển ra các khu vực có quỹ đất lớn hơn như Bình Dương", ông Đính nhận định.
Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng đánh giá, một trong những động lực chính tạo nên sự thay đổi tích cực sau sáp nhập là hạ tầng kết nối vùng. Việc hợp nhất sẽ kéo theo điều chỉnh quy hoạch và phân bổ lại nguồn lực đầu tư hạ tầng, không mang tính "lật ngược" mà là sự tích hợp để hình thành không gian phát triển thống nhất, hiệu quả hơn. Các tuyến trọng điểm như Vành đai 3, metro TP.HCM –Bình Dương, quốc lộ 13,… sẽ là xương sống cho sự phát triển của vùng, giúp dòng vốn đầu tư, dòng người và chuỗi cung ứng dịch vụ được lưu thông thuận lợi.
Tăng trưởng FDI là minh chứng rõ nét cho sức hấp dẫn của khu vực sau sáp nhập. Trong 4 tháng đầu năm 2025, Bình Dương thu hút gần 737 triệu USD vốn FDI. Tăng hơn 270% so với cùng kỳ, trong khi TP.HCM đạt hơn 1,42 tỷ USD FDI quý I/2025, tăng 78,2%.
"Tất cả những yếu tố này đem lại cơ hội rõ rệt cho thị trường bất động sản. Theo nguyên lý chung, ở đâu có hạ tầng và cực tăng trưởng được đầu tư bài bản, bất động sản ở đó sẽ có dư địa phát triển mạnh. Nhà đầu tư và người dân nếu nhạy bén, đón đầu các khu vực có quy hoạch kết nối mới, sẽ có nhiều cơ hội gia tăng giá trị tài sản. Đặc biệt, bất động sản công nghiệp, thương mại và nhà ở tại các vùng giáp ranh sẽ là những phân khúc hưởng lợi trực tiếp", ông Đính nhận định.
Dưới góc độ doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt, sau khi sáp nhập Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương vào TP.HCM, tổng quỹ đất của công ty gần 1.000 ha. Chưa có lúc nào quỹ đất của Phát Đạt nhiều như thời gian này. Với quỹ đất như vậy, Phát Đạt sẽ tập trung phát triển sản phẩm căn hộ cao tầng tại khu vực Đông Bắc TP.HCM (Bình Dương trước đây).
Tại khu vực Đông Bắc TP.HCM, Phát Đạt triển khai chiến lược mở rộng quỹ đất một cách chủ động và linh hoạt. Khẳng định định hướng phát triển, ông Nguyễn Văn Đạt nhấn mạnh: "Đông Bắc TP.HCM là thị trường có tiềm năng lớn nhất và là ưu tiên số một của Phát Đạt trong hành trình mở rộng."
Giá bất động sản tại Đông Bắc TP.HCM hiện chỉ bằng khoảng 1/4 đến 1/2 giá TP.HCM. Trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển hạ tầng tăng tốc, dư địa tăng giá còn rất lớn, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn trong trung và dài hạn - Ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt.
Các tuyến Metro Tp HCM mới
Lý giải việc lựa chọn Bình Dương (trước đây) hay khu Đông Bắc TP.HCM làm thị trường chiến lược, ông Nguyễn Văn Đạt cho biết, địa phương này sở hữu nhiều lợi thế vượt trội. Về hạ tầng, khu vực có khả năng kết nối hiếm có, chỉ mất trên dưới 30 phút để di chuyển đến trung tâm Quận 1 - nhanh hơn nhiều so với các khu vực cận TP.HCM.
Hệ thống giao thông liên vùng, tàu điện và đường cao tốc đang được đầu tư đồng bộ là đòn bẩy tăng trưởng lớn. Về kinh tế – xã hội, khu vực này là "thủ phủ" công nghiệp với hàng chục khu công nghiệp quy mô lớn, thu hút hàng vạn chuyên gia và lao động nước ngoài. Đây là nhóm đối tượng tạo nên nguồn cầu ở thực bền vững cho thị trường nhà ở.
Một điểm đáng chú ý là môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính nhanh gọn, minh bạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai dự án, giảm thiểu rủi ro pháp lý và chi phí thời gian.
Đặc biệt, giá bất động sản tại Đông Bắc TP.HCM hiện chỉ bằng khoảng 1/4 đến 1/2 giá TP.HCM. Trong bối cảnh đô thị hóa và phát triển hạ tầng tăng tốc, dư địa tăng giá còn rất lớn, mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn trong trung và dài hạn.
Hạ tầng Tp HCM mới, trọng điểm khu vực Đông Bắc TP.HCM đang được đầu tư triển khai rất mạnh mẽ
Dù người dân địa phương vẫn ưa chuộng nhà đất, nhưng giá đất nền ngày càng cao đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường chung cư. Nhất là trong bối cảnh làn sóng dân cư từ TP.HCM chuyển dịch sang các vùng phụ cận.
"Người dân trung tâm TP.HCM giờ chỉ cần khoảng 30 phút để về khu Đông Bắc, trong khi giá nhà lại mềm hơn nhiều. Những căn hộ chỉ khoảng 40 – 50 triệu đồng/m² đang thu hút sự quan tâm lớn từ người mua để ở. Tôi cho rằng tỷ lệ nhu cầu ở thực tại đây sẽ tăng dần và tạo nền tảng vững chắc cho thị trường," ông Đạt nhận định.
Đặc biệt, Phát Đạt còn đảm nhiệm vị trí nhà phát triển tại dự án La Pura, mặt tiền Quốc lộ 13, ở khu vực Đông Bắc TP.HCM. Cách tiếp cận này giúp công ty mở rộng chiếm lĩnh tại thị trường đang lên này.
Với chiến lược phát triển rõ ràng, tiềm lực tài chính vững vàng và sự am hiểu sâu sắc thị trường, cộng hưởng cùng các chính sách vĩ mô tích cực, Phát Đạt đang từng bước khẳng định vị thế là nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại khu vực Đông Bắc TP.HCM.
Việc sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu là một bước ngoặt quan trọng về địa giới hành chính. Hơn nữa còn mở ra một thời kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản.