Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án thuộc trục cao tốc Bắc Nam. Có sứ mệnh kết nối giao thương phát triển kinh tế phía Nam, đặc biệt là thủ phủ Du Lịch Phan Thiết & TP. HCM thuận tiện, kích cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ. Chính Phủ ưu tiên hàng đầu khai thông cửa ngõ, giải quyết ách tắc giao thông trên QL1A đang quá tải.
Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây dài 99 km, có quy mô 4-6 làn xe. Là dự án đường cao tốc đã được khởi công thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam phía Đông.
Đường cao tốc này nối Bình Thuận với Đồng Nai. Có điểm đầu tuyến tại Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, nối tiếp Đường cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Và điểm cuối kết nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tại xã Lộ 25, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m, tốc độ 120km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11 ngàn tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông.
Đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết chính thức khởi công vào tháng 9 năm năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ.
Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1 hiện tại.
Tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây giúp Bình Thuận gỡ nút thắt về hạ tầng. Rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết xuống còn dưới 2 tiếng đồng hồ thay vì 4 - 5 tiếng như hiện nay. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP HCM - Long Thành - Phan Thiết.
Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận.
Bên cạnh đó, nhờ lực đẩy hạ tầng giao thông đường bộ thông suốt, Bình Thuận được kỳ vọng sẽ phát triển trở thành một thị trường bất động sản đầy sôi động, hấp dẫn giới đầu tư.
Với lợi thế của một thành phố biển, Phan Thiết không chỉ có bãi biển đẹp mà hạ tầng giao thông kết nối nơi đây đang được đầu tư mạnh mẽ, đây cũng là động lực hỗ trợ không nhỏ cho thị trường. Trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng giúp BĐS Phan Thiết tăng “nhiệt” là sự hoàn thiện, đồng bộ về hạ tầng giao thông. Các chuyên gia cho biết, trong những năm gần đây, các dự án tại đây ngày càng có sức hút với nhà đầu tư nhờ những thông tin tích cực về hạ tầng.
Đất nền Dầu Giây Center kết nối thuận lợi qua cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Phan Thiết - Bình Thuận là 1 trong “tứ giác vàng du lịch” tại khu vực phía Nam. Cùng với TP.HCM, Nha Trang và Đà Lạt, mảnh đất này nổi danh là điểm đến du lịch thu hút nhiều du khách.
Địa phương có tiềm lực du lịch mạnh mẽ với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, giúp cái tên Bình Thuận trở thành một “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Với sức hút đặc biệt, lượng du khách đến đây luôn ở mức cao. Bình Thuận là một trong những địa danh đón lượng khách du lịch thuộc loại top đầu ở Việt Nam.
Chính quyền và người dân địa phương kỳ vọng tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ kích thích được nền kinh tế, đặc biệt là du lịch phát triển. Nhất là khi sự kết nối từ Phan Thiết – Bình Thuận tới các tỉnh thành trong khu vực phía Nam được lưu thông thuận lợi hơn rất nhiều.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.
Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.