5 công trình trọng điểm ở TP.HCM "về đích" trong năm 2023. Đã mở ra nhiều lợi thế cho TP.HCM phát triển kinh tế - xã hội, điển hình như cầu Long Kiểng, đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành...
Những công trình trọng điểm ở TP.HCM sẽ góp phần thúc đẩy giao thông huyết mạch tại TP, đồng thời tạo diện mạo mới cho đô thị. Đó là các công trình nhu cầu Long Kiểng, cầu Long Đại, cầu Vàm Sát 2, đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành, đường Lê Văn Chí khi về đích khiến người dân TP rất phấn khởi.
Dự án nâng cấp mở rộng đường Lê Văn Chí (TP Thủ Đức) được khởi công từ tháng 9-2020. Dự án với tổng chiều dài 2,4km, từ ngã ba Hoàng Diệu 2 đến Quốc lộ 1A.
Dự án được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, (từ ngã ba Hoàng Diệu 2 đến đường Kha Vạn Cân) được hoàn thành vào tháng 12 năm 2021. Giai đoạn 2, (từ đường Kha Vạn Cân đến Quốc lộ 1A) được hoàn thành vào tháng 4 năm 2023.
Đường Lê Văn Chí là tuyến đường huyết mạch nối liền Thủ Đức và quận 9 (cũ). Trước đây, tuyến đường này chỉ có bề rộng 6-7m, không có hệ thống thoát nước, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông và ngập úng vào mùa mưa.
Việc nâng cấp đường Lê Văn Chí giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Nâng cao khả năng kết nối giữa các khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo mỹ quan đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành được xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng mức đầu tư 869 tỉ đồng.
Có chiều dài gần 4km, gồm 2 đoạn đường rộng 20m, 4 làn xe chạy song song cao tốc TP HCM - Dầu Giây. Trong đó, đoạn 1 dài hơn 3,2km, nối đại lộ Mai Chí Thọ đến đường Đỗ Xuân Hợp (chính thức thông xe vào ngày 17-9). Đoạn 2, dài gần 700m, nối từ đường Đỗ Xuân Hợp đến Vành đai 2.
Dự án Đường song hành cao tốc TP.HCM – Long Thành có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Đông TP.HCM. Dự án góp phần giảm tải lưu lượng xe cộ trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành, tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Đồng thời, công trình này cũng giúp mở ra nhiều cơ hội phát triển cho loạt nhà phố triệu đô ở khu vực này, sau nhiều năm "cửa đóng, then cài".
Cầu Long Đại nối liền phường Long Bình và Long Phước, thuộc thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Cầu bắc qua sông Tắc, nhánh của sông Đồng Nai.
Cầu Long Đại có chiều dài 765 m, rộng 14 m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư của dự án là 354 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 65,7 tỷ đồng, chi phí xây dựng là 181 tỷ đồng.
Việc khánh thành cầu Long Đại có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực TP Thủ Đức. Cầu giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ phường Long Bình sang phường Long Phước từ 10 km xuống còn 500 m. Góp phần thúc đẩy giao thương, lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch.
Ngoài ra, cầu Long Đại còn góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, học tập, làm việc và sinh hoạt của người dân.
Cầu Long Kiểng một trong những công trình trọng điểm ở TP.HCM bắc qua rạch Long Kiểng, nối liền hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức thuộc huyện Nhà Bè, TP.HCM. Cầu Long Kiểng được UBND TP.HCM phê duyệt từ năm 2001. Sau thời gian dài vướng mắc giải phóng mặt bằng, hơn 10 năm sau, tháng 8-2018, cầu Long Kiểng mới được khởi công và được khánh thành vào ngày 2-9-2023.
Cầu Long Kiểng có chiều dài 318m, rộng 15m, đường dẫn hai đầu dài 661m, tổng vốn đầu tư 589 tỷ đồng.
Công trình trọng điểm ở TP.HCM - cầu Long Kiểng chính thức thông xe từ ngày 8-9-2023.
Trước khi cầu Long Kiểng mới được xây dựng, người dân hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức phải đi lại qua cầu sắt Long Kiểng cũ. Cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại, nhất là vào giờ cao điểm. Cầu Long Kiểng mới đã giải quyết được vấn đề này, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.
Nhìn lại cầu Long Kiểng cũ.
Cầu Long Kiểng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhà Bè và khu vực phía Nam TP.HCM. Cầu giúp kết nối giao thông giữa các xã, phường trong huyện Nhà Bè, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, phát triển du lịch và dịch vụ.
Cầu Vàm Sát 2 bắc qua sông Vàm Sát, nối liền xã Lý Nhơn với trung tâm huyện Cần Giờ, TP.HCM. Cầu được xây dựng nhằm thay thế cho cầu Vàm Sát 1 đã cũ kỹ, xuống cấp.
Dự án xây dựng cầu Vàm Sát 2 được khởi công vào năm 2018 và hoàn thành vào ngày 15-9-2023. Tổng mức đầu tư của dự án là 342 tỷ đồng.
Cầu Vàm Sát 2 có tổng chiều dài 1.080 m, mặt cầu rộng 10 m. Khoang thông thuyền dưới cầu rộng 50 m, cao 7 m. Cầu được thiết kế có tuổi thọ 100 năm, chịu được động đất cấp 7 và tốc độ lưu thông qua cầu là 60 km/giờ, không hạn chế tải trọng.
Cầu Vàm Sát 2 nằm cách cầu Vàm Sát cũ khoảng 100 m về phía cửa sông Soài Rạp. Điểm đầu dự án là đường Lý Nhơn và điểm cuối là ngã ba đường Lý Nhơn và đường đê Soài Rạp.
Ý nghĩa của cầu Vàm Sát 2 là rất quan trọng đối với huyện Cần Giờ. Cầu giúp kết nối giao thông giữa xã Lý Nhơn với trung tâm huyện Cần Giờ và TP.HCM, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đã thành hình. Tuyến đường này sẽ giúp người Sài Gòn chạy xe tới Vũng Tàu tắm biển chỉ hết 70 phút chạy xe.
Sổ đỏ và sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Nhưng không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.